Mai vàng là một trong những loài hoa kiểng có giá trị kinh tế cao, được tập trung phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nói riêng và một số tỉnh lân cận nói chung. Thời gian gần đây, ghi nhận thực tế tại một số vườn mai ở TP.HCM và Đồng Nai xảy ra hiện tượng lạ, cụ thể như sau: mai vàng ra hoa sớm có biểu hiện ban đầu là khi lá non đã chuyển qua màu xanh (giai đoạn lá trưởng thành) thì lá bị mất dần màu xanh (diệp lục tố) (Hình 1 và Hình 2) và chuyển sang màu vàng đến trắng (Hình 3 và Hình 4).
Hình 1: Lá mai bị mất dần màu xanh từ phía mép lá vào trongHình 2: Lá mai bị mất dần màu xanh từ gân lá ra mép lá.Hình 3: Lá mai chuyển sang màu vàngHình 4: Lá mai chuyển sang màu trắng
Sự chuyển biến này diễn ra trong khoảng một tuần và nếu trong khoảng thời gian này có nắng gắt thì bề mặt lá sẽ bị khô cháy rất nhanh (Hình 5 và Hình 6).
Hình 5: Cây mai bị khô cháy láHình 6: Lá mai bị khô cháy
Sau đó lá bị rụng hàng loạt và đầu cành bị khô dần. Trong trường hợp cây mai còn mạnh khoẻ thì không lâu sau cây sẽ ra đọt non ở những vị trí mà đầu cành chưa bị khô. Tuy nhiên, khi lá sắp trưởng thành, thì những biểu hiện trên lại xuất hiện và tình trạng này tiếp diễn liên tục đến khi cây suy kiệt và chết.
Theo Nghệ nhân Nguyễn Văn Hai (Hai Riều, ngụ tại Thành phố Thủ Đức) – người có thâm niên hơn 30 năm trồng mai, cho biết: “Theo tôi hiện tượng này không mới, đã có từ khoảng 7 – 10 năm trước đây, nhưng vì nó chỉ gây hại ở vài cành hoặc 1 – 2 cây mai trong vườn nên ít được người dân quan tâm tìm hiểu và điều trị.” Cũng theo ông, ngoài cây mai thì ông còn nhận thấy tình trạng như trên ở nhiều loài cây khác như: hoa giấy, hoa dâm bụt, mai chiếu thuỷ, hoa hồng,…. và cả bằng lăng.
Ông Hai Riều còn chia sẻ: “Qua theo dõi thực tế tôi nhận thấy hiện tượng này xuất hiện quanh năm trên cây mai. Đặc biệt nếu ta dùng kích thích tăng trưởng thường xuyên hoặc bón đạm nhiều để thúc cây sinh trưởng nhanh thì cây dễ xuất hiện tình trạng trên. Ngoài ra,cách thay đất cho mai vàng nếu nguồn nước nhiễm nhiều chất diệt cỏ có tác động lưu dẫn thì cây cũng dễ bị hiện trạng lên”.

Ông cũng cho biết thêm: “Do không biết hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào (là bệnh do nấm, vi khuẩn, virus gây ra hay là bệnh sinh lý của cây), tôi đã thử nghiệm nhiều biện pháp và dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để xử lý”. Sau một thời gian dài thử nghiệm (7-8 năm), ông nhận thấy thuốc Physan 20 với nồng độ 1ml/lít tỏ ra có hiệu quả sau 2-3 lần phun và phun cách nhau 1-2 ngày/1 lần. Ngoài ra, thuốc trừ nấm có tên thương mại Sạch nấm cũng cho hiệu quả tương tự.
>>cây mai rễ gì ?rễ cây mai rễ cọc hay rễ chùm thuộc rễ gì? Đặc tính của cây mai Vàng và giá mai vàng hiện nay 2023
Qua kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết, hy vọng rằng người trồng mai sẽ có thêm thông tin hữu ích nhằm chủ động trong việc phát hiện và phòng trừ hiện tượng này trên cây mai vàng.